Kỷ nguyên internet of things (IOT) vạn vật kết nối đã mở ra nhiều xu hướng mới cho nhân loại trong tương lai không xa. Trong đó, công nghệ nhà thông minh là một trong những lĩnh vực tiên phong đồng hành cùng sự phát triển của nhân loại trong nền công nghiệp 4.0 này.
Mục lục bài viết
Thị trường nhà thông minh tiềm năng: các ông lớn đều tham gia
Theo dự báo từ các chuyên gia công nghệ, trong 3 năm tới thị trường nhà thông minh (SmartHome) trên thế giới sẽ vượt mốc 20 tỷ USD. Vì thế, hầu hết các “ông lớn” công nghệ đã bắt đầu nhảy vào nghiên cứu lĩnh vực này.
Tiêu biểu như các đại gia công nghệ: Microsoft, Apple, Google, Samsung…tỏ ra sốt sắng với xu hướng này bằng một loạt vụ thâu tóm. Google mua lại Nest (hãng sản xuất bộ điều khiển nhiệt độ thông minh và thiết bị báo khói), Samsung ra mắt hệ thống nhà thông minh khép kín trong các thiết bị của hãng, Apple giới thiệu nền tảng phát triển ứng dụng nhà thông minh HomeKit.
Tại Việt Nam, 3 công ty nội địa đã có thương hiệu trên thị trường như: Lumi, Acis, BKav, những công ty này đã theo đuổi công nghệ nhà thông minh trong vòng 5 -10 năm. Thì trong năm 2018 lại có thông tin thêm một ông lớn khác với tài chính dồi dào chuẩn bị tham gia vào thị trường 20 tỷ USD này, đó là tập đoàn Vingroup.
Sử dụng nền tảng công nghệ phát triển
Công nghệ sử dụng trong nhà thông minh hiện nay dựa trên 3 nền tảng chính: Zigbee, z-wave, wifi.
Công nghệ wifi
Wifi là mạng kết nối Internet không dây, là từ viết tắt của Wireless Fidelity, sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Và trên hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay như máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng…đều có thể kết nối Wifi.
Công nghệ z-wave
Z-Wave là một giao thức truyền thông không dây được thiết kế để giúp bạn cải thiện nhà, văn phòng, cung cấp cho bạn truy cập từ xa vào hệ thống giải trí, đèn chiếu sáng, cửa ra vào, vật dụng nhà bếp của bạn và nhiều thiết bị điện khác từ máy tính xách tay của bạn hoặc smartphone.
Z-Wave của bạn hoạt động ở dải tần số sub-gigahertz, khoảng 900 MHz và được thiết kế để dễ dàng nhúng vào trong các sản phẩm điện tử tiêu dùng, bao gồm cả pin các thiết bị hoạt động như điều khiển từ xa, báo động khói và cảm biến an ninh.
Công nghệ ZigBee
ZigBee là một giao thức mạng không dây được dùng để kết nối các thiết bị với nhau.
Công nghệ ZigBee dùng sóng radio và có 2 tầng. Hơn thế nữa ZigBee còn thiết lập các tầng khác, nhờ thế mà các thiết bị của các nhà sản xuất dù khác nhau nhưng cùng tiêu chuẩn có thể kết nối với nhau và vận hành trong vùng bảo mật của hệ thống.
Công nghệ nhà thông minh hiện nay có hoạt động hiệu quả?
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam mỗi công ty cung cấp giải pháp nhà thông minh đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các giải pháp họ đưa ra đều rất đa dạng: giải pháp có dây, giải pháp không dây và giải pháp kết hợp giữa có dây và không dây.
Theo sự tìm hiểu và đánh giá của tôi thì các giải pháp có dây sẽ mang lại sự ổn định và hoạt động hiệu quả hơn so với các giải pháp không dây. Tuy nhiên, cũng tùy vào diện tích và chi phí của chủ đầu tư cũng góp phần trong sự hiệu quả của hệ thống.
Một vài lưu ý khi cần lắp đặt công nghệ nhà thông minh vào ngôi nhà bạn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Lựa chọn nhà cung cấp giải pháp uy tín, chất lượng.
- Nên sờ, chạm, trải nghiệm sản phẩm thực tế trước khi ký hợp đồng lắp đặt.
- Ngôi nhà bạn đang trong tình trạng nào: đã hoàn thiện, đang thi công hay đang cải tạo lại. Dựa vào yếu tố này nhân viên tư vấn sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả phù hợp cho căn nhà của bạn.
Kết luận:
Sự hiệu quả của hệ thống phụ thuộc chính vào công nghệ mà hãng sản xuất áp dụng, và một số yếu tố liên quan như: hiện trạng công trình, giải pháp lắp đặt của hãng, nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư.
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về các giải pháp qua các bài viết bên dưới.
- Giải pháp nhà thông minh có dây.
- Giải pháp nhà thông minh không dây.
- So sánh 2 giải pháp nhà thông minh có dây và không dây.
[kkstarratings]