Đối với tình trạng giá điện tăng hiện nay bạn đã có giải pháp gì chưa? Hãy cùng tôi tìm hiểu giá điện tăng như thế nào và làm sao để tiết kiệm điện sinh hoạt xuống mức thấp nhất đây?
Tăng giá điện được quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.
Mục lục bài viết
Giá điện năm 2019 tăng như thế nào?
Theo đó, từ ngày 20/3/2019, mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT), tăng so với mức giá quy định tại Quyết định 4495/QĐ-BCT năm 2017 là 143,79 đồng/kWh.
Theo như những gì công ty điện lực Việt Nam EVN đưa tin thì mức giá điện tháng 4/2019 sẽ tăng 8,3%.
Tuy nhiên có rất nhiều nguồn tin từ cư dân mạng cho rằng giá điện sinh hoạt của họ tháng vừa rồi tăng lên đến 30% – 50%, con số này có thực tế không (tôi chưa kiểm chứng)?.
Chúng ta cùng xem qua bảng giá điện sinh hoạt mới nhất nhé.
Bảng giá điện mới nhất tháng 4/2019
Giá bán lẻ điện sinh hoạt được điều chỉnh tương ứng chia làm 6 bậc, cụ thể như sau:
- Bậc 1 từ 0-50 kWh được tính giá 1.678 đồng/kWh (giá cũ là 1.549 đồng);
- Bậc 2 được tính giá 1.734 đồng cho mức tiêu thụ 51-100 kWh (giá cũ 1.600 đồng);
- Bậc 3 giá bán là 2.014 đồng cho mức tiêu thụ 101-200 kWh (giá cũ 1.858 đồng);
- Giá bậc 4 là 2.536 đồng cho 201-300 kWh (giá cũ 2.340 đồng);
- Bậc 5 có giá 2.834 đồng cho 301-400 kWh (giá cũ 2.615 đồng);
- Bậc 6 được tính 2.927 đồng cho 401 kWh trở lên (giá cũ 2.701 đồng).
Theo như bảng giá này thì bạn sử dụng điện càng nhiều thì giá điện sẽ càng cao. Nếu bạn sử dụng từ 401 kWh trong tháng đó thì giá điện của bạn sẽ tiệm cận gấp đôi nếu bạn chỉ sử dụng dưới 50kWh.
Việc tăng giá điện vừa rồi kéo theo nhiều sản phẩm, dịch vụ khác cũng tăng lên đáng kể.
Vậy làm sao để giảm giá điện sinh hoạt xuống mức thấp nhất?
Đối với các đồ điện trong nhà để không sử dụng thì rất khó, vì vậy việc tiết kiệm điện chỉ dựa vào cách thay đổi hành động của bạn mà thôi.
Đối với bóng đèn, nếu ban ngày nhà bạn đủ sáng rồi thì nên tắt hết điện trong nhà đi, hoặc mở điện trễ chút xíu cũng giúp tiết kiệm chút ít điện đó.
Đối với tủ lạnh, bạn nên hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều lần, để tránh thoát hơi mát ra ngoài làm tiêu tốn điện.
Máy giặt thì bạn nên dồn đồ nhiều hơn một chút để giặt, tránh giặt nhiều lần lắt nhắc gây tốn điện.
Vật dụng nào không dùng thì tắt, rút phích cắm ra hết.
Hiện tại ở TIS Việt Nam có cung cấp hệ thống thiết bị điện thông minh, vừa giúp bạn điều khiển các thiết bị điện trong nhà dễ dàng. Đồng thời đây cũng có thể coi là một giải pháp để bạn tiết kiệm điện cho gia đình mình đấy, hãy tham khảo tại đây nhé.
Trong thời tiết nóng bức hiện nay nếu không có máy lạnh thì thật sự không dễ chịu. Hầu hết nhà nào có máy lạnh đều phải bật để làm mát, chứ không thì chịu sao nổi nhỉ.
Tôi đánh giá máy lạnh là kẻ gây ra việc tiêu tốn điện năng nhiều nhất, vì vậy bạn phải lưu ý đến thiết bị này.
Để sử dụng máy lạnh tiết kiệm
Bên dưới là các yếu tố tôi liệt kê ra, bạn nên tham khảo kỹ nhé vì máy lạnh là một thiết bị tiêu hao điện nhiều nhất nếu bạn không kiểm soát tốt.
Sử dụng kết hợp giữa quạt điện và điều hòa
Nếu bạn bật một chiếc quạt máy trong khi đang bật máy lạnh. Khi đó, gió từ quạt sẽ giúp lưu thông không khí trong phòng nhanh hơn và phân bố khí mát từ điều hòa đều hơn.
Vì thế, bạn sẽ thấy mát nhanh hơn mà không cần giảm nhiệt độ, rút ngắn thời gian sử dụng điều hòa và tiết kiệm tối đa điện năng.
Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Nhiệt độ điều hòa bạn nên để từ 24 đến 26 độ là hợp lý nhất, vùa đủ mát và vừa tiết kiệm được tối đa. Chỉ cần thêm 1 cái quạt máy thổi đều không khi trong phòng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.
Hạn chế trao đổi nhiệt với bên ngoài
Để tiết kiệm điện bạn nên lắp đặt điều hòa ở phòng tránh làm nhiệt thoát ra bên ngoài. Từ đó giúp máy lạnh hoạt động nhanh hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian, đồng thời cũng tiết kiệm điện năng.
Hẹn giờ tắt cho điều hòa máy lạnh
Trung bình cứ 1h thì máy lạnh sẽ ngốn hết 1kwh điện, vì vậy để tiết kiệm điện năng bạn nên để chế độ hẹn giờ tắt máy lạnh .
Vì khi sử dụng khoảng 2h thì phòng của bạn sẽ đạt được 1 độ lạnh nhất định rồi, tạm chấp nhận với không khí mát và bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đóng tiền điện.
Còn một số yếu tố bạn cần nắm như:
- Thường xuyên bảo dưỡng điều hòa
- Để chế độ quạt gió tự động
- Dùng tấm bạc chống nhiệt để phủ dàn nóng
Trên đây là những quy định làm tăng giá điện trong năm 2019 và cách thức để tiết kiệm điện trong thời buổi giá cả leo thang như hiện nay. Chúc bạn và gia đình tìm ra giải pháp hợp lý để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm nhé.